Tài sản thế chấp rất quan trọng trong để đảm bảo tính công bằng của giao dịch vay. Cùng PVcomBank tìm hiểu thêm về các loại tài sản bảo đảm dưới đây!
1. Tài sản thế chấp là gì?
Tài sản thế chấp là gì? Tài sản thế chấp là việc dùng tài sản giá trị để đảm bảo sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán lãi suất khi vay vốn. Trong suốt quá trình vay, người vay có thể tiếp tục sử dụng tài sản. Tài sản thế chấp có nhiều loại bao gồm: bất động sản, xe cộ, nhà ở, vườn cây lâu năm, công trình xây dựng, …

Tài sản thế chấp là gì?
2. Có bao nhiêu loại tài sản thế chấp?
Tài sản thế chấp được phân chia thành rất nhiều loại. Dưới đây là một vài loại tài sản thế chấp ngân hàng thường thấy:
2.1. Tài sản thế chấp hữu hình và vô hình
- Tài sản hữu hình là loại đồ vật có thể nhìn thấy, cầm được và cảm nhận sự tồn tại của chúng bằng các giác quan cơ thể.
- Tài sản vô hình là thông tin những hiểu biết về quyền tài sản. Liệt kê một số loại tài sản vô hình như: quyền sở hữu trí tuệ, quyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh toán phát sinh.
- Việc xác định loại tài sản thế chấp giúp cho chủ thể chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, tài liệu cần thiết để chứng minh quyền sở hữu tài sản thế chấp khi xác nhận hợp đồng. Sự phân biệt tài sản có ý nghĩa đến hình thức xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp hết thời hạn thế chấp nhưng bên vay thế chấp không thực hiện đúng với nghĩa vụ. Với tài sản hữu hình có thể bán đấu giá hoặc bên cho vay sẽ nhận tài sản đó.

Tài sản thế chấp hữu hình và vô hình
2.2. Tài sản để thế chấp là bất động sản, động sản
Phân loại điển hình trong tài sản thế chấp, phân loại dựa trên đặc điểm di dời của sản phẩm. Có thể phân loại bất động sản và động sản bằng phương pháp loại trừ.
Bất động sản là những tài sản gắn liền với đất đai: nhà ở, công trình xây dựng,... những tài sản còn lại là động sản. Bên thế chấp có thể lựa chọn bất động sản hoặc động sản để thế chấp. Theo đó, bên nhận thế chấp cũng sẽ thực hiện quyền truy đòi của mình theo phân loại tài sản phù hợp.
2.3. Tài sản hiện có hoặc hình thành trong tương lai
Cách phân loại tài sản dựa trên thời điểm hình thành và thời điểm cần xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thế chấp. Tài sản hình thành trong tương lai sẽ bao gồm:
- Tài sản chưa hình thành
- Tài sản đã hình thành nhưng quyền sở hữu tài sản được công nhận sau thời điểm xác định giao dịch.

Tài sản hiện có hoặc hình thành trong tương lai
2.4. Tài sản đã có đăng ký quyền sở hữu hoặc không đăng ký quyền sở hữu
Tài sản trong quản lý nhà nước ta còn được chia thành 2 loại: Tài sản đã có đăng ký quyền sở hữu hoặc không đăng ký quyền sở hữu. Được phân biệt bằng phương pháp loại trừ.
Tài sản đã có đăng ký quyền sở hữu bao gồm các bất động sản và phương tiện giao thông: quyền sử dụng đất, công trình xây dựng, nhà ở, máy bay, xe ô tô, tàu thuyền,...và một số quyền sở hữu công nghiệp khác.

Tài sản đã có đăng ký quyền sở hữu hoặc không đăng ký quyền sở hữu
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên có tài sản thế chấp và bên nhận tài sản thế chấp
Đối với quy trình vay vốn bằng tài sản thế chấp, cả bên thế chấp và bên nhận thế chấp đều có những quyền và nghĩa vụ nhất định:
3.1. Bên có tài sản thế chấp
Quyền:
- Khai thác công năng tài sản, hưởng lợi nhuận từ tài sản (trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên nhận thế chấp).
- Đầu tư làm gia tăng giá trị tài sản.
- Nhận lại tài sản và các giấy tờ liên quan và toàn quyền quyết định với tài sản sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ / thay thế nghĩa vụ đảm bảo bằng tài sản khác.
- Bán, thay thế, trao đổi. Nếu tài sản là hàng hóa luân chuyển, khi thu được tiền thanh toán, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản thay thế hoặc trao đổi sẽ trở thành tài sản thế chấp.
- Bán, trao đổi, tặng. Đối với tài sản thế chấp ngân hàng không phải là hàng hóa luân chuyển trong sản xuất kinh doanh phải được bên nhận thế chấp đồng ý.
- Cho thuê, cho mượn tài sản này nhưng phải thông báo với bên thuê về việc đã thế chấp tài sản.

Bên có tài sản thế chấp
Nghĩa vụ:
- Giao giấy tờ liên quan đến tài sản cho bên nhận thế chấp.
- Bảo quản, giữ gìn tài sản trong quá trình thế chấp tài sản.
- Khắc phục hoặc ngừng khai thác nếu tài sản có nguy cơ giảm hoặc mất giá trị trong quá trình thế chấp.
- Sửa chữa / thay thế thế chấp bằng tài sản khác (nếu tài sản bảo đảm cũ bị hư hỏng).
- Cung cấp thông tin chính xác về tình trạng tài sản cho bên nhận thế chấp.
- Thông báo rõ ràng và đầy đủ quyền của người thứ ba với tài sản.
- Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng tài sản.
3.2. Bên nhận tài sản thế chấp
Quyền:
- Kiểm tra, xem xét trực tiếp tài sản. Nhưng không ảnh hưởng đến việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản.
- Yêu cầu cung cấp thông tin về tình trạng thực tế của tài sản.
- Yêu cầu người thế chấp bảo đảm an toàn và giá trị tài sản.
- Thực hiện đăng ký thế chấp.
- Yêu cầu bàn giao tài sản và xử lý theo quy định pháp luật.
- Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản.
Nghĩa vụ:
- Trả lại giấy tờ nguyên vẹn, đầy đủ cho người thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp.
- Thực hiện đúng các thủ tục xử lý tài sản theo quy định của pháp luật.
4. Ngân hàng PVcomBank cho vay thế chấp tài sản nhanh chóng
4.1. Lãi suất của tài sản thế chấp ngân hàng PVcomBank
Bảng lãi suất cho vay thế chấp của PVcomBank như sau:
Chương trình ưu đãi
|
Lãi suất cho vay ưu đãi
|
Lãi suất cho vay sau ưu đãi
|
Hạn mức vay
|
Vay mua nhà (BĐS đô thị, Vay mua nhà chung cư, dự án hợp tác với PVcomBank…)
|
3,99%
(ưu đãi 3 tháng)
|
LSCS + 3,0%
|
85% Giá trị TSBĐ
|
Vay mua, xây, sửa nhà
|
7,69%
(ưu đãi 6 tháng)
|
LSCS + 3,0%
|
70% Giá trị TSBĐ
|
Vay mua ô tô
|
9,5%
(ưu đãi 6 tháng)
|
LSCS + 3,6%
|
80% Giá trị TSBĐ
|
Vay tiêu dùng
|
10,5%
(ưu đãi 3 tháng)
|
LSCS + 3,5%
|
Tối đa 3 tỷ đồng
|

Lãi suất của tài sản thế chấp ngân hàng PVcomBank
4.2. Lợi ích khi thế chấp tài sản tại PVcomBank
Thế chấp tài sản tại PVcomBank là hình thức vay vốn mà khách hàng sử dụng tài sản của mình làm bảo đảm cho khoản vay. Lợi ích khi thế chấp tài sản tại PVcomBank bao gồm:
- Lãi suất ưu đãi: PVcomBank thường xuyên áp dụng các chương trình ưu đãi lãi suất cho các khoản vay thế chấp, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí lãi vay.
- Thời hạn vay linh hoạt: PVcomBank cung cấp các gói vay thế chấp với thời hạn vay lên đến 25 năm, giúp khách hàng có thể chủ động trong kế hoạch trả nợ.
- Hồ sơ vay đơn giản: Quy trình vay thế chấp tại PVcomBank khá đơn giản, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức.
- Chất lượng dịch vụ tốt: PVcomBank luôn nỗ lực mang đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tài chính tốt nhất, với chất lượng dịch vụ vượt trội.
Vừa rồi là những thông tin cho chúng ta biết tài sản thế chấp là gì và có bao nhiêu loại tài sản bảo đảm được công nhận. Mọi thắc mắc thêm về dịch vụ vay vốn có tiền trong ngày xin vui lòng liên hệ đến PVcomBank ngay hôm nay!