Quy trình thẩm định tài sản bảo đảm của ngân hàng hiện nay | Cẩm nang tài chính | Tin tức | Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam - PVcomBank

Quy trình thẩm định tài sản bảo đảm của ngân hàng hiện nay

Quy trình thẩm định tài sản bảo đảm của ngân hàng hiện nay

Ngày đăng: 23/04/2024

Thẩm định tài sản là quá trình đánh giá giá trị và tính khả dụng của tài sản mà người vay đưa ra thế chấp để đảm bảo cho khoản vay. Để tìm hiểu rõ hơn về quy trình thẩm định tài sản bảo đảm, khách hàng theo dõi ngay bài viết dưới đây.

1. Thẩm định tài sản bảo đảm là gì?

Mặc dù nhiều loại tài sản có thể được sử dụng để thế chấp, nhưng quy định cụ thể về loại tài sản và quy trình đánh giá có thể thay đổi tùy theo từng ngân hàng và quy định pháp luật. Ngân hàng kiểm tra tình trạng pháp lý của tài sản để đảm bảo không có tranh chấp pháp lý hoặc gánh nặng khác có thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản. Ngân hàng kiểm tra xem tài sản có thể được sử dụng làm đảm bảo hay không, và nó có giữ giá trị dài hạn không. Quy trình thẩm định tài sản giúp ngân hàng đảm bảo rằng tài sản thế chấp là đủ để bảo đảm khoản vay và giảm thiểu rủi ro tài chính.

thẩm định tài sản đảm bảo là gì?

Thẩm định tài sản đảm bảo là gì?

2. Quy trình thẩm định tài sản bảo đảm

Bước 1. Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.

  • Xác định các đặc điểm cơ bản về pháp lý, kinh tế – kỹ thuật của tài sản cần thẩm định giá
  • Xác định đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá
  • Xác định mục đích thẩm định giá và thời điểm thẩm định giá
  • Xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá
  • Xác định giả thiết và giả thiết đặc biệt

Bước 2. Lập kế hoạch thẩm định giá.

Việc lập kế hoạch thẩm định giá nhằm xác định rõ phạm vi, nội dung công việc, tiến độ thực hiện từng nội dung công việc và tiến độ thực hiện của toàn bộ cuộc thẩm định giá.

Nội dung kế hoạch bao gồm:

  • Xác định mục tiêu, yêu cầu, phạm vi và nội dung công việc.
  • Xác định phương thức, cách thức tiến hành thẩm định giá.
  • Xác định dữ liệu cần thiết cho cuộc thẩm định giá, các tài liệu cần thu thập về thị trường, tài sản thẩm định giá, tài sản so sánh.
  • Xác định và phát triển các nguồn tài liệu, đảm bảo nguồn tài liệu đáng tin cậy và phải được kiểm chứng: Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu về tài sản cần thẩm định giá.
  • Xây dựng tiến độ thực hiện, xác định trình tự thu thập và phân tích dữ liệu, thời hạn cho phép của trình tự phải thực hiện.
  • Xác định việc tổ chức thực hiện, phân bổ nguồn lực: Lập phương án phân công thẩm định viên và các cán bộ trợ giúp thực hiện yêu cầu thẩm định giá của khách hàng, đảm bảo việc áp dụng quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp.
  • Xác định nội dung công việc cần thuê chuyên gia tư vấn (nếu có).

Bước 3. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.

Bước 4. Phân tích thông tin.

Bước 5. Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.

Bước 6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.

Vay thế chấp là một khoản vay lớn, vì thế việc ngân hàng thận trọng trong các bước thẩm định cũng là một trong những việc làm để đảm bảo quyền lợi. Hy vọng bài viết này mang lại cho bạn những thông tin bổ ích và thú vị.

quy trình thẩm định tài sản đảm bảo

Quy trình thẩm định tài sản đảm bảo

3. Chi phí thẩm định tài sản bảo đảm

Mức phí thẩm định tài sản bảo đảm được tính theo 2 cách:

  • Một là tỷ lệ phần trăm (%) của tổng giá trị tài sản đảm bảo sau khi đơn vị thẩm định giá sơ bộ giá trị của tài sản đó cộng với chi phí phát sinh (công tác phí, phí kiểm nghiệm (nếu có)...)
  • Hai là báo giá trọn gói hợp đồng thẩm định giá theo thỏa thuận của hai bên.

Nắm rõ chi phí thẩm định tài sản bảo đảm là điều quan trọng để người vay có thể tính toán chi phí tổng cộng và đưa ra quyết định có nên tiếp tục với quá trình vay vốn thế chấp hay không.

 chi phí thẩm định tài sản đảm bảo

Chi phí thẩm định tài sản đảm bảo

Trên đây, bạn vừa tìm hiểu về quy trình thẩm định tài sản bảo đảm trong ngân hàng. Nếu cần được tư vấn về gói vay vốn với lãi suất tốt nhất, thủ tục nhanh chóng, bạn có thể liên hệ ngay PVcomBank qua website PVcomBank/App PVConnect, hotline tổng đài 1900 5555 92 hoặc phòng giao dịch PVcomBank gần nhất.