Quy định về tài sản thế chấp ngân hàng theo pháp luật được rất nhiều khách hàng quan tâm. Vì vậy, hãy cùng với PVcomBank tìm hiểu những thông tin về quy định pháp luật thế chấp tài sản dưới bài viết này.
Pháp luật quy định về tài sản thế chấp ngân hàng theo điều 317 bộ luật dân sự 2015:
Quy định của pháp luật thế chấp tài sản
Xem thêm: Vay thế chấp ngân hàng là gì? Thủ tục và điều kiện vay
Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp được quy định tại Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
Nghĩa vụ của bên thế chấp gồm:
Quyền của bên thế chấp gồm:
Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.
Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản
3.1. Có được thế chấp tài sản để vay vốn không?
Pháp luật Việt Nam cho phép thế chấp tài sản bất động sản hoặc động sản có đăng ký quyền sở hữu thì được dùng để vay vốn. Việc vay vốn số tiền bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào giá trị của bất động sản được ngân hàng thẩm định.
3.2. Tài sản gắn liền với đất có được thế chấp không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 318 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Như vậy, tài sản gắn liền với đất, ví dụ như căn nhà nằm trên đất, theo quy định pháp luật căn nhà vẫn thuộc tài sản dùng để thế chấp.
3.3. Tài sản đang cho thuê có thế chấp được không?
Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 321 Bộ Luật dân sự 2015 về quyền của bên thế chấp: “Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.”. Như vậy, tài sản đang thế chấp vẫn được cho thuê nhưng chủ sở hữu phải thông báo cho bên thuê về việc tài sản cho thuê đang được dùng để thế chấp.
3.4. Tài sản được ủy quyền có được sử dụng để thế chấp không?
Tại Điều 581 BLDS 2015 quy định hợp đồng ủy quyền như sau: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Như vậy, khi tài tài sản được ủy quyền thì người được quyền sẽ thay mặt người ủy quyền sử dụng tài sản để thế chấp tại ngân hàng nếu được người ủy quyền đồng ý và sự đồng ý được thể hiện trong hợp đồng ủy quyền.
3.5. Một sổ đỏ có thể thế chấp tại nhiều ngân hàng không?
Căn cứ Điều 296 BLDS 2015: “Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”
Như vậy, một sổ đỏ có thể dùng để thể chấp tại nhiều ngân hàng với điều kiện tổng giá trị tài sản thế chấp tại thời điểm ký kết hợp đồng lớn hơn tổng giá trị của số tiền vay tại các ngân hàng. Ví dụ: Sổ đỏ được thẩm định có giá trị 10 tỷ, bạn được dùng sổ đỏ này để thế chấp vay tiền tại ngân hàng A 2 tỷ, ngân hàng B 6 tỷ, tổng giá trị vay tại các ngân hàng không được vượt quá 10 tỷ. Tuy nhiên, nếu vay thế chấp ở ngân hàng đầu tiên quy định các bên thỏa thuận không được sử dụng sổ đỏ để thế chấp tại ngân hàng khác thì bạn không được thế chấp sổ đỏ tại nhiều ngân hàng. Chính vì vậy, hãy tìm hiểu chính sách kỹ lưỡng của ngân hàng định vay để tránh rơi vào những trường hợp rủi ro.
3.6. Chồng dùng tài sản cá nhân để thế chấp tài sản và ủy quyền cho vợ trả nợ được không?
Theo quy định tại Điều 370 Bộ Luật Dân sự 2015 về chuyển giao nghĩa vụ: “Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.”
Như vậy, người chồng dùng tài sản cá nhân để thế chấp thì người vợ có thể trả nợ nếu người vợ đồng ý ký nhận chuyển giao nghĩa vụ trả nợ. Việc chuyển giao nghĩa vụ trả nợ sẽ được lập thành văn bản và cần được sự đồng ý của Bên thứ ba.
Bạn có nhu cầu tìm kiếm ngân hàng vay thế chấp tài sản với lãi suất thấp, ngân hàng PVcomBank là một trong những ngân hàng bạn có thể cân nhắc. Khi vay thế chấp tài sản tại ngân hàng PVcomBank, bạn sẽ được hưởng ngay những chính sách ưu đãi dưới đây:
Ngân hàng PVcomBank cho vay thế chấp tài sản lãi suất ưu đãi
Trên đây, bạn vừa tìm hiểu về quy định về tài sản thế chấp ngân hàng và những thông tin liên quan đến khoản vay. Nếu cần được hỗ trợ về khoản vay ngân hàng với lãi suất tốt nhất, thủ tục nhanh chóng, bạn có thể liên hệ ngay PVcomBank qua website PVcomBank/App PV Mobile Banking, hotline tổng đài 1900 5555 92 hoặc phòng giao dịch PVcomBank gần nhất.